Xe điện thực sự có “xanh” - Ảnh:The Wired
Hiểu một cách đơn giản, xe điện không sử dụng xăng, nhưng nó vẫn phải đốt khí các-bon để sản sinh năng lượng và nó có thể gây ô nhiễm từ quá trình sản xuất xe.
Theo Virginia McConnell, nếu điện được sản xuất từ các nhà máy nhiệt điện (đốt than để sinh ra dòng điện), thì phương tiện sử dụng những linh kiện đó cũng không khác gì nhiều với các loại xe thông thường. Ô nhiễm từ khí đốt sẽ nhiều hơn mức bình thường nhưng nếu năng lượng được khai thác từ gió hay mặt trời thì lúc đó xe điện mới được coi là khá sạch sẽ.
David Abraham tác giả cuốn “Thành tố của năng lượng” viết: “Chúng ta đang gây ô nhiễm một cách sạch sẽ hơn. Vấn đề thân thiện với môi trường ngày càng khó xác định hơn với những cỗ máy được coi là “xanh” này.
Xe điện cần phải nhẹ, có nghĩa là chúng cần rất nhiều kim loại quý hiếm để cấu thành chiếc xe. Ví dụ như Lithium kết cấu trong pin: siêu nhẹ và dẫn điện hay các kim loại quý hiếm được sử dụng để đạt hiệu suất cao mà không gây ô nhiễm.
Vậy kim loại quý hiếm này đến từ đâu và lấy bằng cách nào? Các hãng xe điện dường như hàng ngày phải đối mặt vấn đề này. Kim loại quý hiểm chỉ tồn tại một lượng rất nhỏ trong tự nhiên và ở những nơi hẻo lánh. Để khai thác được nó cũng là cả một quá trình sử dụng các chất hóa học và nhiều vật dụng công cụ máy móc. Như thế, việc giảm khí độc hại thải ra môi trường của những chiếc xe điện “xanh” liệu có phải là vấn đề tiên quyết.